Khu Quản lý đường bộ II ban hành Kế hoạch phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn năm 2023

Ngày 22/2/2023

Thực hiện công văn số 656/CĐBVN-QLBTKCHTGT ngày 07/02/2023 của Cục Đường bộ Việt Nam “V/v xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện Chương trình tổng thể PCTT quốc gia”, ngày 20/02/2023, Khu Quản lý đường bộ II ban hành Kế hoạch phòng, chống thiên tai (PCTT) và Tìm kiếm cứu nạn (TKCN) năm 2023.

 Theo đó, để chủ động đối phó với các diễn biến bất thường của thiên tai nhằm ĐBGT một cách an toàn, thông suốt; Khu QLĐB II yêu cầu các Văn phòng QLĐB trực thuộc và các đơn vị làm công tác QLBTĐB thực hiện một số nhiệm vụ sau:

 

1. Quán triệt và thực hiện nghiêm túc Luật phòng chống thiên tai số 33/2013/QH13; Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật phòng, chống thiên tai; Nghị Định 30/2017/NĐ-CP ngày 21/3/2017 của Chính Phủ Quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; Thông tư 03/2019/TT-BGTVT ngày 11/01/2019 của Bộ GTVT quy định về phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ và Thông tư 43/2021/TT-BGTVT ngày 31/12/2021 sửa đổi bổ sung một sô điều của Thông tư 03/2019/TT-BGTVT ngày 11/01/2019. Tiếp tục triển khai quy chế tạm thời hoạt động phối hợp cứu nạn trên quốc lộ tại các Cục QLĐB ban hành kèm theo Quyết định số 962/QĐ-TCĐBVN ngày 09/4/2015 của Tổng cục ĐBVN. Đối với các tuyến đường đầu tư theo hình thức Hợp đồng BOT thực hiện theo công văn số 9798/BGTVT-ĐTCT ngày 23/8/2016 của Bộ GTVT và công văn số 2 3532/TCĐBVN-ATGT ngày 12/7/2016 của Tổng cục ĐBVN (nay là Cục ĐBVN) cùng với các quy định hiện hành khác có liên quan.

 

2. Kiện toàn Ban chỉ huy PCTT và TKCN các cấp, có phân công trách nhiệm cụ thể cho mỗi thành viên gửi về Khu QLĐB II để theo dõi, chỉ đạo.

 

 3. Xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai năm 2023 ở tất cả các Văn phòng QLĐB trực thuộc, các đơn vị trúng thầu công tác BDTXĐB (kể cả các Nhà đầu tư theo hợp đồng BOT) gửi về Khu QLĐB II để theo dõi, chỉ đạo; củng cố tăng cường hệ thống thông tin, liên hệ chặt chẽ với Ban PCTT địa phương và Ban Chỉ đạo PCTT cùng cấp trên địa bàn quản lý, hoạt động mà trực tiếp là Ban ATGT, Sở GTVT và lực lượng Công an trên địa bàn đơn vị đóng quân để phối hợp hiệu quả trong công tác PCTT. Đối với các Nhà đầu tư theo hình thức BOT hiện nay chưa có đủ lực lượng để thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo trì cần khắc phục ngay và bố trí thêm lực lượng dự phòng để khắc phục hậu quả thiên tai trong mùa lũ lụt.

 

4. Thường xuyên cập nhật tình trạng cầu đường các tuyến đường ngang, nghiên cứu phương án phân luồng cho các phương tiện vận tải đi theo các đường ngang hoặc đường địa phương quản lý. Chuẩn bị vật tư dự phòng ở các vị trí xung yếu để khi cần thiết ứng cứu ĐBGT có thể huy động được nhanh chóng.

 

5. Chuẩn bị nguồn nhân lực, vật lực phục vụ công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai, lụt, bão trong mùa mưa lũ theo phương châm “4 tại chỗ” theo nguyên tắc “Chủ động phòng ngừa, tích cực ứng phó, khắc phục khẩn trương”.

 

6. Thường xuyên kiểm tra công trình cầu đường, tiến hành sửa chữa, gia cố những chỗ hư hỏng, nạo vét rãnh dọc, thông cống, khai thông dòng chảy, phát cây, vá ổ gà, bong bật (nếu trời mưa thì dùng đá dăm cấp phối để vá) cóc gặm, xử lý sình lún cao su đảm bảo an toàn; sửa chữa mặt đường êm thuận.

 

7. Tiến hành kiểm tra, đôn đốc các Ban QLDA, các nhà đầu tư BOT và các nhà thầu đang thi công các công trình cầu đường trên các quốc lộ thuộc phạm vi quản lý thực hiện tốt công tác đảm bảo giao thông trên đường đang khai thác, phải có phương án đảm bảo công tác ATGT trong mùa mưa bão, yêu cầu các chủ đầu tư, các Nhà đầu tư BOT và nhà thầu thi công phải có phương án đảm bảo giao thông cụ thể, chi tiết cho từng gói thầu.

 

8. Phối hợp đơn vị quản lý hồ thủy điện, thủy lợi để thực hiện công tác cập nhật thông tin mực nước và điều tiết, xả lũ hợp lý. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý đường thủy, thủy lợi trong công tác phòng chống và khắc phục sự cố liên quan đến công trình thoát nước.

 

9. Khi có sự cố, thiên tai, bão, lũ xẩy ra từ Khu đến các Văn phòng QLĐB khu vực, các đơn vị hợp đồng công tác BDTXĐB các Nhà đầu tư BOT trên địa bàn tổ chức trực 24/24h và phải đảm bảo thông tin liên lạc luôn thông suốt bằng mọi hình thức, báo cáo kịp thời về Ban chỉ huy PCTT&TKCN Bộ GTVT, Ban chỉ huy PCTT Cục ĐBVN, Ban chỉ huy PCTT Khu QLĐB II chi tiết, cụ thể kèm theo ước tính về kinh phí thiệt hại cho từng tuyến đường và từng khu vực. Trường hợp khẩn cấp như sập cầu, đứt đường, tắc giao thông có thể kéo dài... thì ngoài việc báo cáo bằng văn bản theo quy định, phải báo cáo ngay bằng điện thoại cho Lãnh đạo Khu và Phòng QLBTKCHTGT kèm theo bản FAX. Đồng thời phải tổ chức và huy động mọi lực lượng ứng cứu đảm bảo giao thông nhanh nhất.

 

Căn cứ vào các nhiệm vụ cụ thể được giao tại Thông báo này, Các Văn phòng QLĐB trực thuộc, các Công ty trực tiếp QLBTĐB các tuyến quốc lộ xây dựng Kế hoạch phòng chống thiên tai và kiện toàn Ban phòng chống thiên tai đơn vị mình, kiểm tra cầu đường, kiểm tra và bổ sung vật tư dự phòng ĐBGT, quán triệt, phổ biến tới các Phòng, Đội nghiệp vụ, các Hạt QLĐB để thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ Phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai năm 2023.

 

Các Phòng, Đội chức năng của Khu, các Văn phòng QLĐB trực thuộc và các đơn vị được giao nhiệm vụ TVTK, TVGS tăng cường sự phối hợp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ để chỉ đạo và hoàn thành tốt chức trách nhiệm vụ của mình trong mùa mưa, bão năm 2023.

(Toàn bộ nội dung Kế hoạch – Dowload tại đây)